Một thị trấn ở ả rập saudi “hiện hình” giữa ốc đảo sau 4.400 năm mất tích

By Bùi Thanh Thảo

Một thị trấn cổ đại mang tên al-Natah vừa được phát hiện sau hàng thiên niên kỷ ẩn mình giữa ốc đảo Khaybar ở Ả Rập Saudi. Nhóm nghiên cứu đa quốc gia do nhà khảo cổ Guillaume Charloux từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) dẫn đầu đã khám phá ra thị trấn này trong quá trình khai phá Khaybar, một ốc đảo lịch sử nổi tiếng.

Thị trấn al-Natah, rộng khoảng 1,5 ha, là một điểm xanh tươi hiếm hoi giữa vùng sa mạc khô cằn của Ả Rập Saudi. Thị trấn này có người sinh sống từ khoảng năm 2400 trước Công nguyên và được bao quanh bởi các bức tường thành bảo vệ. Ước tính có khoảng 500 người từng sinh sống ở đây trước khi nó bị bỏ hoang khoảng 1500-1300 năm về trước 

Ercolano 2012 8019396514

 Ai-Natah đại diện cho “chủ nghĩa đô thị chậm” vào thời đại đồ đồng, với quy mô và tổ chức tương tự như  các di chỉ khác cùng độ tuổi ở Tây Bắc bán đảo Ả Rập. Tuy nhiên, những di chỉ này nhỏ hơn và ít phức tạp hơn về mặt xã hội – chính trị so với các đô thị lớn trong vùng Levant và Lưỡng Hà. Thị trấn này được coi là một giai đoạn chuyển tiếp giữa chăn nuôi du mục và các khu định cư đô thị phức tạp.

Thị trấn al-Natah có sự kết nối với các thành luỹ khác trong khu vực, cho thấy người cổ đại ở đây đã sớm sở hữu những vương quốc có quy mô chặt chẽ. Đây là khu định cư mang tính “chuyển tiếp” đầu tiên được tìm thấy ở Khaybar, thể hiện sự phát triển và tổ chức xã hội của người cổ đại.

 

Phát hiện này không chỉ làm phong phú thêm hiểu biết về lịch sử và văn hoá của Ả Rập Saudi mà còn mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu về các giai đoạn chuyển tiếp trong lịch sử nhân loại. Thị trấn al-Natah là minh chứng cho sự phát triển đô thị và tổ chức xã hội của người cổ đại, đồng thời thể hiện khả năng thích nghi và sáng tạo của họ trong môi trường khắc nghiệt.

Với những phát hiện quan trọng này, al-Natah hứa hẹn sẽ trở thành một điểm nghiên cứu và tham quan hấp dẫn, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển di sản văn hoá của Ả Rập Saudi.