Móng chân bị gãy là một tình trạng phổ biến. Bạn có thể bị gãy móng khi vô tình đập vào ngón chân hoặc làm rơi vật nặng lên bàn chân. Cách xử lý móng chân bị gãy phụ thuộc vào mức độ và vị trí móng còn dính vào da, nếu có. Việc xử lý đúng cách kịp thời có thể giúp móng mọc lại bình thường.
Ảnh: Internet
Bạn có thể chăm sóc móng chân bị rách tại nhà nếu:
Nếu cảm thấy đau, bạn có thể ngâm ngón chân vào nước lạnh trong 20 phút.
Cắt bỏ phần móng bị lỏng để tránh móng mắc vào quần áo, thảm hay bất kỳ vật gì khác, làm móng bị rách thêm. Dùng kéo hoặc kìm cắt móng sạch sẽ, cắt theo đường rách để tạo đường viền đều. Nếu móng bị gãy từ bên này sang bên kia mà không tạo ra cạnh sắc nhọn, bạn có thể bỏ qua việc cắt.
Bảo vệ phần giường móng bị lộ ra trong 7 đến 10 ngày cho đến khi lớp da này cứng lại và không còn nhạy cảm nữa. Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên khu vực này và phủ lên bằng băng không dính. Thay băng mỗi ngày và khi băng bị ướt. (Nếu phần băng bị dính, ngâm nó dưới nước ấm cho đến khi nó trượt ra).
Trong vài ngày đầu, giảm đau và sưng bằng cách kê chân cao hơn mức tim. Dùng gối để nâng cao và chườm đá vào khu vực đó trong 20 phút mỗi 3-6 giờ khi cần.
Các thuốc giảm đau thông thường cũng có thể giúp bạn. Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen cũng giúp giảm sưng.
Đi giày dép vừa vặn nếu giày kín mũi làm bạn cảm thấy đau.
Khi nào cần tìm sự giúp đỡ y tế
Nếu bạn không thoải mái khi tự chăm sóc móng hoặc nghĩ rằng tổn thương nghiêm trọng, hãy gọi bác sĩ hoặc chuyên gia về chân. Đi đến trung tâm cấp cứu hoặc bệnh viện khi:
Bác sĩ có thể làm tê vùng này, ngừng chảy máu và điều trị móng. Việc này có thể bao gồm việc làm sạch, cắt và đặt lại móng vào vị trí nếu nó bị tách nhưng vẫn còn trong tình trạng tốt. Móng của bạn, hoặc một móng giả, sẽ bảo vệ giường móng và sẽ thoải mái hơn so với việc dùng băng.
Bác sĩ cũng có thể giúp giảm áp lực do máu tụ dưới móng. Để tránh nhiễm trùng, họ có thể kê đơn kháng sinh và có thể tiêm vắc-xin uốn ván.
Bạn có thể cần phải chụp X-quang. Nếu bạn bị gãy xương ngón chân, bác sĩ có thể buộc ngón chân vào ngón kế tiếp để hỗ trợ khi xương lành.
Những điều không nên làm
Ảnh: Internet
Khi nào cần gọi bác sĩ
Hãy lưu ý những dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn bị bệnh tiểu đường hoặc các bệnh gây chậm lành vết thương:
Cách ngăn ngừa móng chân bị gãy