Theo Reuters, trong năm 2025, đồng USD đã giảm gần 10% so với các ngoại tệ chủ chốt, xuống mức thấp nhất trong ba năm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ chính sách thương mại thay đổi của Mỹ và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ sớm cắt giảm lãi suất, khiến dòng vốn chảy ra khỏi nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Liên minh tiền tệ Scandinavia tập hợp những người hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng này khi đồng Krona Thụy Điển tăng 14% và Krona Na Uy tăng gần 12%, phần lớn phản ánh sự yếu đi của USD. Nếu so với đồng Euro, đồng USD chỉ giảm khoảng 4%, nhấn mạnh áp lực bên phía Mỹ hơn là sự thăng hoa của các đồng tiền khu vực.
Những đồng tiền truyền thống như Euro, Franc Thụy Sĩ và Yên Nhật cũng tăng khoảng 10% trong năm nay. Tuy nhiên, sự tăng giá mạnh đã đặt ra mối lo ngại về nguy cơ giảm phát, đặc biệt ở Thụy Sĩ khi CPI tháng 5 quay đầu giảm lần đầu trong hơn bốn năm. ECB và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ có thể bị buộc phải cắt giảm lãi suất để ứng phó.
Tại châu Á, dòng vốn đã chuyển mạnh sang các ngoại tệ như Tân Đài tệ và Won Hàn Quốc, tăng đều 10 -12%. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ tăng nhẹ khoảng 2% do sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng Trung ương và tác động từ căng thẳng thương mại.
Ở các thị trường mới nổi, Oeso Argentina giảm khoảng 15% khi áp dụng cơ chế thả nổi đồng tiền và có gói cứu trợ 20 tỷ USD từ IMF, trong khi Peso Mexico phục hồi mạnh khi triển vọng thuế quan Mỹ được cải thiện. Đồng bảng Anh tăng gần 9% trong năm nay, được hưởng lợi từ các dòng vốn đầu tư vào thị trường Anh, tuy nhiên cũng chịu áp lực từ các yếu tố như lo ngại về chi tiêu công và tăng trưởng chậm khiến tốc độ tăng khó duy trì.