Hoa Kỳ đang ở điểm giới hạn cho khả năng bệnh sởi quay trở lại ở mức độ lưu hành thường xuyên, sau 25 năm kể từ khi bệnh này được tuyên bố là đã bị xóa sổ trong nước, các nhà nghiên cứu cảnh báo hôm thứ Năm.
Ảnh: Gillian Flaccus/ AP
Với tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ em hiện tại, sởi có thể lan rộng trở lại, với ước tính khoảng 851.300 ca nhiễm trong vòng 25 năm tới, theo các mô hình máy tính do các nhà nghiên cứu sử dụng.
Nếu tỷ lệ tiêm vắc xin MMR (sởi – quai bị – rubella) giảm 10%, sẽ có khoảng 11,1 triệu ca sởi trong 25 năm, theo một báo cáo được công bố trên tạp chí y khoa JAMA.
Từ năm 2000, bệnh sởi không còn được coi là lưu hành tại Hoa Kỳ (tức là không còn xuất hiện liên tục trong cộng đồng).
Tuy nhiên, do tỷ lệ tiêm chủng vắc xin MMR và nhiều loại vắc xin trẻ em khác đang giảm, các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc xin đang gia tăng. Tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2025, Hoa Kỳ đã ghi nhận 10 ổ dịch và ít nhất 800 ca sởi, trong đó riêng tại Texas đã có 624 ca và 2 ca tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Tổng số ca sởi tại Mỹ tính đến ngày 17/4 năm nay đã tăng khoảng 180% so với 285 ca trong cả năm 2024 – vốn đã là con số cao thứ hai trong 25 năm trở lại đây.
Các ca bệnh trong ổ dịch đang diễn ra ở Texas, New Mexico và Oklahoma chủ yếu xảy ra trong các cộng đồng khép kín, có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp, theo báo cáo của CDC. Tổng thể, 96% số ca sởi là ở những người chưa tiêm vắc xin hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng.
Tiến sĩ Nathan Lo từ Trường Y Đại học Stanford, người đứng đầu nghiên cứu, cảnh báo rằng hiện nhiều chính sách ở cấp tiểu bang và liên bang đang được đề xuất, có thể khiến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em giảm mạnh hơn nữa.
Việc giảm tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em Mỹ trong những năm gần đây bị thúc đẩy bởi các giả thuyết sai lệch – trái ngược với bằng chứng khoa học – rằng vắc xin gây ra tự kỷ hoặc các rủi ro sức khỏe khác.
Robert F. Kennedy Jr., người hiện là Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, trong nhiều thập kỷ đã góp phần lan truyền những nghi ngờ này, và quan điểm đó còn lan nhanh hơn nữa trong đại dịch COVID-19, khi việc tiêm vắc xin trở thành vấn đề chính trị gây chia rẽ.
Ảnh: Schneyder Mendoza/AFP/Getty Images
Mô hình dự báo sốc nếu tiêm chủng sụt giảm
Dựa vào dữ liệu tiêm chủng, sinh – tử và số ca bệnh sởi trong quá khứ, các nhà nghiên cứu đã xây dựng mô hình dân số mô phỏng theo dân số Mỹ ở cấp quốc gia và từng bang. Sau đó, họ giả lập các kịch bản lây lan bệnh nếu có một người Mỹ đi du lịch nước ngoài và mang virus về nước.
Nếu tỷ lệ tiêm chủng trẻ em giảm 50%, nước Mỹ sẽ ghi nhận trong 25 năm tới, theo tiến sĩ Nathan Lo:
Cũng trong kịch bản này, ông cho biết:
Chỉ cần tăng nhẹ tiêm chủng là đủ ngăn bệnh quay lại
Ngược lại, chỉ cần tăng tỷ lệ tiêm chủng lên thêm 5%, mô hình cho thấy có thể ngăn sởi quay trở lại ở mức lưu hành trong cộng đồng.
Xu hướng đáng lo ngại
Theo tiến sĩ Lo, ở mức tiêm chủng hiện tại, các bệnh truyền nhiễm khác ngoài sởi khó có khả năng quay lại ở mức độ lưu hành. Nhưng nếu tỷ lệ tiêm giảm:
Tiến sĩ Mujeeb Basit, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học Y tế lâm sàng tại Trung tâm Y tế UT Southwestern, người không tham gia nghiên cứu, nói rằng điều quan trọng không phải là con số chính xác, mà là xu hướng mà nghiên cứu đã cho thấy:
“Nếu tỷ lệ tiêm chủng giảm chỉ 5%, bạn sẽ có hàng chục nghìn ca bệnh. Nếu giảm 15%, bạn sẽ có hàng triệu ca bệnh”, ông nói. “Điều công chúng cần hiểu là xu hướng đang xấu đi nhanh chóng”.