Lượng đường trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ em liên quan đến nguy cơ sức khỏe khi trưởng thành

By Nguyễn Thị Thảo Nhi

Ảnh: Pexels

Một nghiên cứu mới cho thấy việc hạn chế lượng đường trong thai kỳ và hai năm đầu đời của trẻ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sau này lên đến 35%. Ngoài ra, nguy cơ huyết áp cao cũng giảm 20%. Việc giảm lượng đường trong thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ cũng liên quan đến nguy cơ béo phì sớm thấp hơn, mặc dù mối liên hệ này không chắc chắn như hai yếu tố trên.

Nghiên cứu được công bố vào thứ Năm trong tạp chí Science đã đưa ra kết luận này sau khi phân tích dữ liệu sức khỏe từ một thí nghiệm tự nhiên. Vào thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai, Vương quốc Anh đã thực hiện chế độ phân phối đường và chế độ này kết thúc vào tháng 9 năm 1953.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy thông tin sức khỏe của 38.155 người trong cơ sở dữ liệu UK Biobank, những người này được thụ thai trong thời kỳ phân phối, và 22.028 người được thụ thai ngay sau khi chế độ phân phối kết thúc. UK Biobank là một cơ sở dữ liệu về gen và sức khỏe của khoảng nửa triệu người tại Vương quốc Anh.

“Chế độ phân phối đã hạn chế lượng đường tiêu thụ ở mức trong giới hạn của các hướng dẫn chế độ ăn hiện nay, nhưng lượng đường tiêu thụ gần như đã tăng gấp đôi ngay sau khi chế độ phân phối kết thúc”, các tác giả của nghiên cứu viết.

Bảo vệ sức khỏe từ việc giảm lượng đường trong thai kỳ chiếm khoảng một phần ba sự giảm nguy cơ mắc bệnh, các nhà nghiên cứu ước tính. Chế độ phân phối cũng được liên kết với việc khởi phát bệnh muộn hơn ở những người sau này mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc huyết áp cao.

Mặc dù nhiều thực phẩm khác cũng bị phân phối trong Thế chiến thứ hai, nhưng người dân thực sự không thay đổi đáng kể thói quen tiêu thụ thực phẩm và dinh dưỡng ngoài đường, các nhà nghiên cứu cho biết. Trong thời kỳ phân phối, người dân tiêu thụ khoảng 41 gram đường mỗi ngày, nhưng lượng đường tăng mạnh khi đường trở nên dễ dàng tiếp cận hơn, và người dân bắt đầu ăn 80 gram mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng sức khỏe răng miệng của trẻ em đã xấu đi sau khi chế độ phân phối kết thúc, và việc tiếp xúc sớm với đường đã dẫn đến một “thói quen ăn ngọt” suốt đời: Lượng đường bổ sung cao hơn ở những người thụ thai sau khi chế độ phân phối kết thúc vẫn tồn tại khi họ bước vào độ tuổi 60.

“Việc nghiên cứu tác động lâu dài của đường bổ sung đối với sức khỏe là một thách thức”, tác giả nghiên cứu Tadeja Gracner, PhD, MSc, nhà kinh tế học cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Dornsife, Đại học Nam California, cho biết trong một thông cáo báo chí. Nhóm nghiên cứu cũng bao gồm các chuyên gia từ Đại học California, Berkeley và Đại học McGill ở Canada.

“Thật khó để tìm ra những tình huống mà trong đó mọi người được tiếp xúc ngẫu nhiên với các môi trường dinh dưỡng khác nhau ngay từ khi còn nhỏ và theo dõi họ trong suốt 50 đến 60 năm”, Gracner nói. “Việc kết thúc chế độ phân phối đã cung cấp cho chúng tôi một thí nghiệm tự nhiên mới để vượt qua những vấn đề này”.